I. Giới thiệu về ống cao su chịu áp lực THG
1. Ống cao su chịu áp lực là gì?
Ống cao su chịu áp lực là loại ống mềm dùng để hút (dưới điều kiện áp suất âm) những vật hút như: chất lỏng, chất lỏng nhớt, chất rắn dạng bột…
2. Kết cấu của ống cao su chịu áp lực THG
Ống cao su chịu áp lực thông thường được cấu tạo bởi lớp cao su bên trong, lớp gia cố ở giữa và lớp cao su bên ngoài:
– Lớp cao su bên trong có tác dụng làm cho vật truyền dẫn chịu được áp lực, giúp bảo vệ sợi thép không bị ăn mòn.
– Lớp gia cố ở giữa được cuốn bện 2 hoặc 4 hoặc 6 sợi thép. Lớp sợi thép (φ0.3-2.0 dây thép tăng cường) có tác dụng tăng cường vật liệu gia cố.
– Lớp cao su bên ngoài giúp bảo vệ sợ thép không bị hư hỏng.
Tùy từng tính chất công việc, các lớp cấu tạo của ống cao su chịu áp lực sẽ khác nhau, ví dụ:
– Ống cao su chịu áp lực dùng để truyền dẫn: bao gồm một lớp cao su bên trong, một lớp cuộn vải nhiều lớp và một lớp cao su bên ngoài.
– Ống cao su chịu áp lực dùng để hút: bao gồm một lớp cao su bên trong, một lớp cuộn vải nhiều lớp, một lớp tăng cường gia cố dây thép xoắn ốc và một lớp cao su bên ngoài.
Nhiệt độ thích hợp: từ -30 ~+120℃.
3. Đặc điểm của ống cao su chịu áp lực THG
Ống cao su chịu áp lực có đặc điểm ưu việt là:
– Dung sai đường kính ngoài nhỏ, chịu dầu, chịu nhiệt, kháng axit và kiềm, chống lão hóa, chống uốn gập, chống mỏi.
– Thân ống được gắn kết chặt chẽ, sử dụng linh hoạt mềm dẻo, ít biến dạng dưới áp lực, độ bền tốt, trọng lượng nhẹ.
– Chịu áp lực cao, tính năng xung mạch tốt.
– Áp lực phá tối thiểu của ống cao su chịu áp lực gấp bốn lần áp lực làm việc.
– Độ dài của ống cao su chịu áp lực là 20 mét, có thể được sản xuất dài đến 50 mét tùy theo yêu cầu của khách hàng.
4. Phạm vi ứng dụng của ống cao su chịu áp lực THG
Vật liệu cao su là vật liệu polyme có tính chất đặc trưng riêng có khả năng biến dạng và đàn hồi cao.
Do tính đàn hồi và ít bị biến đổi bới nóng, lạnh cách điện, cách nhiệt, không tan trong nước và tan trong một số chất lỏng khác nên được ưa chuộng sử dụng trong nhiều ngành nghề sản xuất như: săm, lốp, chi tiết máy móc…
Ống cao su chịu áp lực được làm bằng cao su tổng hợp đặc biệt, được ứng dụng trong ngành nông nghiệp, thủy hải sản, hút bùn cát, khai thác khoáng sản, dùng trong hầm mỏ…
5. Thông số kỹ thuật của ống cao su chịu áp lực THG
Đường kính (mm) | Áp lực làm việc (kg/cm2) | Độ dài (m) | Độ dày thành ống (mm) |
60 | 4-20 | 10-20 | 8-20 |
76 | 4-20 | 10-20 | 8-20 |
90 | 4-20 | 10-20 | 8-20 |
100 | 4-20 | 10-20 | 8-20 |
120 | 4-20 | 10-20 | 8-20 |
150 | 4-20 | 10-20 | 8-20 |
200 | 4-20 | 10-20 | 8-20 |
220 | 4-20 | 10-20 | 8-20 |
250 | 4-20 | 10-20 | 8-20 |
300 | 4-20 | 10-20 | 8-20 |
II. Vì sao lựa chọn ống cao su chịu áp lực THG
– Giá thành ống cao su chịu áp lực tương đối hợp lý. Sử dụng ống cao su chịu áp lực có thể tiết kiệm chi phí chống ăn mòn, chi phí loại bỏ cặn bám, tuổi thọ cao hơn nhiều so với ống thép, lợi ích kinh tế gấp 6 – 8 lần so với ống thép.
– Các thành phần chống tĩnh điện và chống cháy của ống polyetylen sử dụng trong mỏ than được phân bổ đều trong thân ống cao su chịu áp lực nên các chỉ số chống tĩnh điện và chống cháy sẽ không bị ảnh hưởng theo thời gian sử dụng.
– Đặc tính chống tĩnh điện và chống cháy phù hợp với tiêu chuẩn, thích hợp sử dụng ở những nơi đặc thù dễ cháy nổ như giếng mỏ.
– Ống chịu áp lực có trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt, trọng lượng đơn vị chỉ bằng 1/8 ống thép và 1/3 ống thép sợi thủy tinh.
– Ống chịu áp lực có các đặc tính ưu việt: khả năng chống mài mòn cao, chống mỏi, chống lão hóa, chịu uốn gập, tuổi thọ sử dụng cao, dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
III. Những lưu ý khi sử dụng ống cao su chịu áp lực THG
– Bán kính uốn không được nhỏ hơn bán kính uốn quy định, để tránh làm phần gia cố của ống cao su chịu áp lực hoặc ống nhanh bị hỏng do kéo giãn quá mức.
– Căn cứ vào điều kiện sử dụng, lựa chọn chính xác quy cách, chủng loại ống, không dùng nhầm hoặc sử dụng loại khác để thay thế.
– Khi sử dụng ống, áp suất phải được điều chỉnh từ từ, tránh tăng áp suất đột ngột làm hỏng thân ống.
– Khi thay đổi nơi làm việc, cần nhấc ống lên khỏi mặt đất khi vận chuyển, không được kéo lê sát mặt đất, để tránh lớp cao su ngoài bị trầy xước, lớp gia cố bị mài mòn.
– Vận chuyển chất lỏng ăn mòn, phần bên trong ống phải được làm sạch sau khi sử dụng, để tránh lắng cặn ở lâu bên trong ăn mòn thân ống.